HÀM LƯỢNG HYDROCARBON THƠM ĐA VÒNG TRONG MÔI TRƯỜNG VÀ SINH VẬT TẠI SƯ ĐOÀN 330, QUÂN KHU 9

105 lượt xem

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Nhạn (Tác giả đại diện) Viện Nhiệt đới môi trường/Viện Khoa học và Công nghệ quân sự

Từ khóa:

PAHs; Sư đoàn 330.

Tóm tắt

Hoạt động đốt rác, tái chế cao su trong thời gian trước có thể là nguồn thải ra các hợp chất hữu cơ độc như hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh tại Sư đoàn 330, quân khu 9. Nghiên cứu này đặt mục tiêu khảo sát nồng độ 17 chất thuộc nhóm PAHs trong môi trường (đất, bùn, trầm tích) và sinh vật (cá trê) thu thập quanh khu vực đốt rác, tái chế cao su trước đây và khu vực tăng gia tại Sư đoàn 330. Kết quả cho thấy, nồng độ các chất PAHs trong mẫu đất dao động từ 46,7-161,8 μg/kg khô, mẫu trầm tích dao động từ 60,4-84,3 μg/kg khô, mẫu bùn dao động từ 71,6-78,5 μg/kg khô và mẫu cá dao động từ 99,1-116,7μg/kg ướt. Trong đó, các hợp chất PAHs có 3 vòng benzen chiếm ưu thế với 32,7-45,9% trong mẫu môi trường và 40% trong mẫu sinh vật cho thấy, nguồn gốc phát sinh PAHs chủ yếu từ quá trình đốt cháy. Mặc dù kết quả tổng PAHs trong các mẫu đều nhỏ hơn các giới hạn cho phép, hợp chất Benzo[a]pyrene trong mẫu cá cho kết quả cao hơn ở mức nhẹ so với quy định trong thực phẩm của liên minh Châu Âu, cho thấy, sự tích lũy PAHs trong sinh vật có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Tải xuống

Đã Xuất bản

15-10-2020

Cách trích dẫn

Nhạn. “HÀM LƯỢNG HYDROCARBON THƠM ĐA VÒNG TRONG MÔI TRƯỜNG VÀ SINH VẬT TẠI SƯ ĐOÀN 330, QUÂN KHU 9”. Tạp Chí Nghiên cứu Khoa học Và Công nghệ quân sự, số p.h 69, Tháng Mười 2020, tr 163-7, https://en.jmst.info/index.php/jmst/article/view/158.

Số

Chuyên mục

Nghiên cứu khoa học