MÁY ĐO PHÓNG XẠ ĐA NĂNG: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VÀ KIỂM NGHIỆM

104 lượt xem

Các tác giả

  • Vũ Thị Kim Duyên (Tác giả đại diện) Viện Hóa học Môi trường quân sự/Bộ Tư lệnh Hóa học

Từ khóa:

PIN Photodiode; Gamma; Alpha; Beta; Neutron; Vi điều khiển.

Tóm tắt

Nghiên cứu này trình bày quá trình thiết kế, chế tạo và kiểm nghiệm một máy đo phóng xạ đa năng (có thể đo được nhiều loại bức xạ khác nhau với dải đo liều phóng xạ gamma rộng, từ 0,15 µSv đến 20 Sv). Máy đo phóng xạ bao gồm 2 phần cơ bản: đầu dò và hệ điện tử. Để đo được đa dạng các loại phóng xạ khác nhau (α, β, g, và n) thì các loại đầu dò khác nhau (kết hợp giữa tinh thể CLYC (Cs2LiYCl6:Ce) ghi nhận g và n với diode bán dẫn Silic PIN photodiode S3590-08; và kết hợp giữa tinh thể (Cs2LiYCl6:Ce)-BGO ghi nhận α, β  với diode bán dẫn Silic PIN photodiode S3590-09) được sử dụng đồng thời trong một máy đo. Hệ điện tử với bộ phận chính là các vi điều khiển hiện đại (đang được nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới sử dụng) và các cấu kiện khác được lựa chọn sao cho máy đo có thể chịu đựng được các điều kiện hoạt động khắc nghiệt khác nhau trong môi trường quân sự. Quá trình hiệu chuẩn, kiểm nghiệm máy đo phóng xạ đa năng (được chế tạo bởi nhóm nghiên cứu) được thực hiện tại các phòng thí nghiệm chuyên ngành trong nước nhằm khẳng định khả năng hoạt động tương đương của máy tự chế tạo với thiết bị thương mại thành phẩm của quốc tế.

Tải xuống

Đã Xuất bản

10-04-2020

Cách trích dẫn

Duyên. “MÁY ĐO PHÓNG XẠ ĐA NĂNG: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VÀ KIỂM NGHIỆM”. Tạp Chí Nghiên cứu Khoa học Và Công nghệ quân sự, số p.h 66, Tháng Tư 2020, tr 162-70, https://en.jmst.info/index.php/jmst/article/view/236.

Số

Chuyên mục

Nghiên cứu khoa học