Nghiên cứu biến dạng ống chuyên dụng dưới tác dụng của tải trọng áp suất và nhiệt độ
170 lượt xemDOI:
https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.85.2023.126-133Từ khóa:
Ứng suất; Biến dạng; Nhiệt độ; Thuật phóng trong; Ống thành dày.Tóm tắt
Bài báo trình bày mô hình tính toán và giải bài toán phân tích trạng thái ứng suất biến dạng của ống chuyên dụng khi tính đến tác dụng đồng thời của tải trọng áp suất động và nhiệt không dừng. Mô hình này của ống phù hợp khi khảo sát hoạt động của các nòng súng pháo khi bắn ở chế độ liên thanh. Kết quả bài toán thuật phóng trong và bài toán truyền nhiệt trong thành ống là thông số đầu vào cho mô hình tính toán. Quá trình khảo sát dựa trên cơ sở phương pháp phần tử hữu hạn và được thực hiện bởi phần mềm Ansys Mechanical. Kết quả khảo sát nhận được lần lượt là các ứng suất, biến dạng của ống khi xét đến riêng tải trọng áp suất tĩnh, áp suất động, riêng tải trọng nhiệt độ không dừng và tải trọng đồng thời áp suất và nhiệt độ. Đây là căn cứ để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tải trọng áp suất và nhiệt độ tới việc tính bền cho các ống chuyên dụng, đặc biệt là khi đánh giá phần miệng nòng súng pháo và đưa ra những khuyến cáo trong quá trình tính toán, thiết kế và khai thác sử dụng các trang bị vũ khí trong thực tế.
Tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Hồng Lanh, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Quang Thuấn, “Quá trình xung nhiệt của nòng súng pháo”, NXB Học viện Kỹ thuật Quân sự, (2006).
[2]. Phạm Huy Chương, “Tuổi thọ nòng”, NXB Học viện Kỹ thuật Quân sự, (2001).
[3]. Hà Huy Nguyện, “Nghiên cứu trường nhiệt, ứng suất, biến dạng của nòng pháo phòng không 37 mm K65-2 khi bắn liên thanh”, Luận văn cao học, Học viện Kỹ thuật Quân sự, (2017).
[4]. Babaei H., Malakzadeh M., Asgari H., “Stress Analysis of Gun Barrel Subjected to Dynamic Pressure”, International Journal of Mechanical Engineering and Applications, Vol. 3, No. 4, pp. 71-80. DOI: https://doi.org/10.11648/j.ijmea.20150304.14
[5]. Akcay M., Yukselen M.A., “Unsteady thermal studies of gun barrels during the interior ballistic cycle with non-homogenous gun barrel material thermal characteristics”, Military Academy Defense Institute, Turkey, (2014).
[6]. Nguyễn Hoài Sơn, Lê Thanh Phong, Mai Đức Đãi, “Ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn trong tính toán kỹ thuật”. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, (2008).
[7]. Nguyễn Quốc Bảo, Trần Nhất Dũng, “Lý thuyết phần tử hữu hạn”, NXB Học viện Kỹ thuật Quân sự, (2002).
[8]. Sham Tichkoo, “ANSYS workbench 14.0 A Tutorial Approach”, University Calumet Hammond, Indiana, USA.
[9]. Nguyễn Ngọc Du, Đỗ Văn Thọ, “Thuật phóng trong của súng pháo”, NXB Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự, (1976).