Nghiên cứu xác định trinitrotoluen trong nước mặt sử dụng phương pháp chiết pha rắn kết hợp sắc ký lỏng ghép nối khối phổ tứ cực thời gian bay (UPLC-MS-QTOF)
152 lượt xemDOI:
https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.VITTEP.2022.107-112Từ khóa:
Phương pháp sắc ký lỏng khối phổ; Trinitrotoluen; Chiết pha rắn.Tóm tắt
Trinitrotoluen (TNT) được phát hiện phổ biến trong các đối tượng đất, nước, không khí tại các nhà máy sản xuất thuốc nổ hay các nhà máy liên quan đến sản xuất và bảo quản đạn dược trong quân đội, có khả năng phát tán gây ô nhiễm môi trường [2, 3]. Hợp chất này đã được cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ xếp vào loại hóa chất có thể gây ung thư cho con người, nhóm ung thư 2B [5]. Cần nghiên cứu và phân tích đầy đủ để đánh giá chính xác mức độ ô nhiễm tồn lưu trước khi đưa ra được phương án xử lý, giảm thiểu các nguồn thải gây ô nhiễm. Sắc ký là nhóm phương pháp mạnh nhất để xác định hàm lượng các hợp chất nitro vòng thơm ở hàm lượng rất nhỏ [6, 7]. Tuy nhiên, để đạt được mục đích phát hiện chúng trong một số mẫu môi trường ở hàm lượng vết hay siêu vết vẫn cần thêm quá trình xử lý để làm giàu và làm sạch mẫu. Chiết pha rắn là phương pháp xử lý mẫu phù hợp nhất với những ưu điểm là tiết kiệm thời gian, chi phí so với các phương pháp chiết khác. Trong nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp chiết pha rắn kết hợp với sắc ký lỏng ghép nối khối phổ tứ cực thời gian bay, ion hóa kỹ thuật APCI để xác định hàm lượng vết hay siêu vết của TNT trong một số mẫu nước mặt.
Tài liệu tham khảo
[1]. AOAC International, "How to Meet ISO 17025 Requirements for Method Verification", USA, (2007).
[2]. A.Preiss, A.Bauer, H.-M.Berstermann, S.Gerling, R.Haas, A.Joos, A.Lehmann, L.S, K.S, “Advanced high-performance liquid chromatography method for highly polar nitroaromatic compounds in ground water samples from ammunition waste sites”, Journal of Chromatography A, 1216 (25), pp. 4968-4975 (2009). DOI: https://doi.org/10.1016/j.chroma.2009.04.055
[3]. Becˇanova´, Friedl, Sˇimek, “Identification and determination of trinitrotoluenes and their degradation products using liquid chromatography- electrospray ionization mass spectrometry”, Int J Mass Spectrom, 291, pp. 133-139 (2010). DOI: https://doi.org/10.1016/j.ijms.2010.01.016
[4]. Khuất Hoàng Bình, Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Trần Hùng, Hoàng Anh Tuấn, Đinh Thế Dũng, Trần văn Khanh, “Nghiên cứu xác định trinitrotoluen trong nước bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ (LC-MS/MS)”, Tạp chí Viện Khoa học và công nghệ quân sự, 67 (2020).
[5]. David DeTata, Peter Collins, Allan McKinley, “A fast liquid chromatography quadrupole time-of-flight mass spectrometry (LC-QToF-MS) method for the identification of organic explosives and propellants”, Forensic Science International, 233, pp. 63-74 (2013). DOI: https://doi.org/10.1016/j.forsciint.2013.08.007
[6]. Din En Iso 22478, German Version EN ISO 22478, Beuth, Berlin (2006).
[7]. Method 8330, USEPA, SW-846, “Nitroaromatics, nitramines, and nitrat esters by hight performance liquid chromatography (HPLC)”, US Environmental Protection Agency, Washington, DC (1994).