Nghiên cứu sử dụng capsaicin chiết xuất từ tự nhiên để chế tạo chất tạo khói cay thay thế chất độc quân sự CS

8 lượt xem

Các tác giả

  • Lâm Phước Sơn (Tác giả đại diện) Viện Hóa học Môi trường quân sự, Binh chủng Hóa học
  • Đào Duy Hưng Viện Hóa học Môi trường quân sự, Binh chủng Hóa học
  • Hoàng Kim Huế Viện Hóa học Môi trường quân sự, Binh chủng Hóa học
  • Phùng Khắc Huy Chú Viện Hóa học Môi trường quân sự, Binh chủng Hóa học
  • Nguyễn Anh Đức Viện Hóa học Môi trường quân sự, Binh chủng Hóa học

DOI:

https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.100.2024.90-97

Từ khóa:

Capsaicin; Lựu đạn khói cay; Huấn luyện sẵn sàng chiến đấu.

Tóm tắt

Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu chế tạo lựu đạn khói cay huấn luyện (LĐO-24) sử dụng capsaicin được chiết xuất từ quả ớt thay thế chất độc quân sự CS. LĐO-24 an toàn hơn với con người và môi trường so với loại lựu đạn hơi cay thông thường. LĐO-24 có thể sử dụng trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và thử nghiệm mặt nạ phòng độc. Thử nghiệm tỷ lệ phối trộn thành phần chất tạo khói và chất gây cay tương tự với lựu đạn LĐC-16, nhận thấy lựu đạn khói cay huấn luyện LĐO-24 có các tính năng tương tự lựu đạn khói cay LĐC-16, có thể tạo ra màn khói gây kích ứng mắt và hô hấp, với tỷ lệ capsaicin là 10% trong hỗn hợp chất tạo khói cay là tối ưu nhất cho nồng độ capsaicin trong màn khói là 0,0036 mg/m3, nồng độ chất gây cay này đảm bảo gây kích ứng mắt và hô hấp, mà vẫn an toàn cho cán bộ, chiến sỹ khi huấn luyện. Thời gian tồn tại capsaicin trong không khí sẽ giảm dần theo thời gian, thời gian tồn tại hơi cay trong không khí là 120 - 180 giây.

Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Tiến Phát, Đinh Ngọc Thạch, Nguyễn Đức Hạnh, Đỗ Tuấn Duy, Nguyễn Kháng Đế. “Sổ tay kỹ thuật: Trang bị phòng chống vũ khí NBC của quân đội một số nước”. Bộ tư lệnh Hóa học & TTTT KHKTQS-TCKT, (1993).

[2]. Nguyễn Thái Bình và các cộng sự. “Nghiên cứu chế tạo hỗn hợp chất tạo khói VH-15”. Báo cáo nhiệm vụ cấp cơ sở, (2016).

[3]. Phạm Văn Hoàn, Lê Văn Bàn, Lê Ngọc Định, Lê Anh Sơn. “Nghiên cứu chế tạo hỗn hợp khói thể rắn”. Báo cáo đề tài Viện HHQS (1993).

[4]. National Research Council. “Acute Exposure Guideline Levels for Selected Airborne Chemicals”. Volume 16. Washington, DC: National Academies Press, (2014).

[5]. Dimitroglou, Y.; Rachiotis, G.; Hadjichristodoulou, C. “Exposure to the Riot Control Agent CS and Potential Health Effects: A Systematic Review of the Evidence”. International Journal of Environmental Research and Public Health, (2015). DOI: https://doi.org/10.3390/ijerph120201397

[6]. Schep, Leo J., Slaughter, R. J., & McBride, D. I. "Riot control agents: the tear gases CN, CS and OC—a medical review." Journal of the Royal Army Medical Corps, (2013). DOI: https://doi.org/10.1136/jramc-2013-000165

[7]. National Institute for Occupational Safety and Health. “NIOSH Method 5041: Capsaicin and Dihydrocapsaicin”. NIOSH Manual of Analytical Methods, Issue 1, (1996).

[8]. National Institute for Occupational Safety and Health. "NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards." Department of Health and Human Services, Centers for Disease Control and Prevention. DHHS (NIOSH) Publication No. 2005-149, (2007).

[9]. Feigenbaum, Anna. “Tear Gas: From the Battlefields of World War I to the Streets of Today”. Verso, (2017).

[10]. Gilliland, Alan, & Rottman, Gordon L. “The Hand Grenades”. Osprey Publishing, (2015).

[11]. Long, K. Z., & Hernández, G. L. “Capsaicin: Analytical methods for quantification and the impact on health. Journal of Chromatographic Science”, 53(1), 16-21, (2015). doi:10.1093/chromsci/bmu002. DOI: https://doi.org/10.1093/chromsci/bmu002

Tải xuống

Đã Xuất bản

25-12-2024

Cách trích dẫn

Lâm Phước Sơn, S., Dao Duy Hung, Hoang Kim Hue, Phung Khac Huy Chu, và Nguyen Anh Duc. “Nghiên cứu sử dụng Capsaicin chiết xuất từ tự Nhiên để Chế tạo chất tạo khói Cay Thay Thế chất độc quân sự CS”. Tạp Chí Nghiên cứu Khoa học Và Công nghệ quân sự, vol 100, số p.h 100, Tháng Chạp 2024, tr 90-97, doi:10.54939/1859-1043.j.mst.100.2024.90-97.

Số

Chuyên mục

Hóa học, Sinh học & Môi trường