NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN ĐỘ DAI VA ĐẬP CỦA THÉP 30CrMnSi BẰNG CÔNG NGHỆ NHIỆT LUYỆN PHỨC HỢP
156 lượt xemDOI:
https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.75.2021.101-106Từ khóa:
Nhiệt luyện; Thép hợp kim; Độ dai va đập; Giòn ram.Tóm tắt
Bài báo trình bày nghiên cứu công nghệ nhiệt luyện phức hợp nhằm cải thiện độ dai va đập cho thép 30CrMnSi. Tổ chức tế vi và cơ tính (độ cứng, độ bền, độ dẻo và độ dai) của thép 30CrMnSi ở chế độ nhiệt luyện phức hợp đã được khảo sát và so sánh với chế độ nhiệt luyện thông thường để làm cơ sở cho đánh giá các chế độ nhiệt luyện này. Kết quả thực nghiệm cho thấy, độ dai va đập của thép được cải thiện đáng kể thông qua nhiệt luyện phức hợp. Cụ thể, các mẫu được nhiệt luyện phức hợp cho độ dai va đập cao hơn gần gấp hai lần độ dai va đập của các mẫu được nhiệt luyện thông thường. Các mẫu nhiệt luyện thông thường cho độ dai va đập là 0,43 MJ/m2, các mẫu nhiệt luyện phức hợp cho độ dai va đập là 0,85 MJ/m2.
Tài liệu tham khảo
[1]. Nghiêm Hùng “Kim loại học và nhiệt luyện”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2000, tr. 283-284; 301.
[2]. Nghiêm Hùng “Vật liệu học cơ sở”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2000, tr. 180.
[3]. Phạm Minh Phương, Tạ Văn Thất “Công nghệ nhiệt luyện”, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000.
[4]. Nguyễn Văn Dương, Phạm Văn Quý, “Nghiên cứu các phương pháp để cải thiện độ bền va đập của thép 40XA”, Tạp chí khoa học công nghệ kim loại, số 85-tháng 8/2019, tr. 46-50.
[5]. Новиков И.И. “Теория термической обработки металлов”, Металлургия. 1978.
[6]. Cазонов Ю.Б., Комиссаров А.А., Смирнова Ю.В., Сазонова А.Ю. “Разработка режимов термической обработки для получение мелкозернистой структуры” Металловедение и термическая обработка металлов. 2009. № 5. c. 24-31.
[7]. СССР. МПК С 21 В 1/78. “Способ термической обработки легированных конструкционных сталей”. Ю.Б.Сазонов; МИСиС (ТУ); заяв. 09.07.86; опубл. 15.09.88 Бюл. №34. 1988. с. 2.
[8]. Komissarov Alexander, Sazonov Yury, Smirnova Julia, Ozherelkov Dmitriy. “The formation of ultrafine grain structure with nanoscale submicrocrystalline secretions of carbides in the subcritical temperatures to increase the reliability of structural steels”. Book of abstracts of 19-th International Symposium on Metastable, Amorphous and Nanostructured Materials (ISMANAM-2012). Moscow, 18-22 June, 2012, P. 270;