Nghiên cứu chế tạo cảm biến NDIR đo khí CO2 dải nồng độ thấp để áp dụng cho điều hòa không khí trong nhà giảm tác động xấu đến sức khỏe con người
313 lượt xemDOI:
https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.77.2022.120-127Từ khóa:
NDIR gas sensor; CO2 effect on human health; CO2 low-level indoor impact.Tóm tắt
Khí CO2 không chỉ là tác nhân gây biến đổi khí hậu toàn cầu mà có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Gần đây, các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng nếu con người bị phơi nhiễm trong thời gian dài với khí CO2 ngay ở vùng nồng độ thấp (lân cận 5000 ppm) đã có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thần kinh của con người. Điều này hiện càng được quan tâm là do cuộc sống hiện đại con người thường xuyên sống trong môi trường có không gian kín, kém thông khí giữa môi trường trong nhà và ngoài trời (ví dụ như lớp học, nhà chung cư, văn phòng,…). Khí CO2 vùng nồng độ thấp này dễ gặp phải có nguyên nhân từ các nguồn phát thải như hơi thở của con người sống trong đó, từ bếp nấu ăn,... Nguy hiểm hơn, ở vùng nồng độ CO2 thấp con người không có khả năng tự nhận biết và không có biểu hiện triệu chứng cấp tính khi bị phơi nhiễm, do khí CO2 là không màu, không mùi và không vị, nó gây những tác động một cách âm thầm, lâu dài và từ từ. Ảnh hưởng của khí CO2 vùng nồng độ thấp tới sức khỏe con người, đặc biệt đối với trẻ nhỏ hoặc người có thể trạng yếu, có thể liên quan đến bệnh về hô hấp, máu, thận, xương, thần kinh, giảm hiệu quả trong học tập và lao động. Bài báo này trình bày nghiên cứu chế tạo cảm biến đo khí CO2 theo nguyên lý hấp thụ hồng ngoại cho đo vùng nồng độ thấp (0 ¸ 10.000 ppm) để đáp ứng cho áp dụng trong hệ thống tự động giám sát và điều hòa nồng độ khí CO2 trong nhà. Cảm biến khí CO2 được thiết kế và chế tạo theo cấu hình không tán sắc (NDIR) sử dụng đầu thu hồng ngoại hai kênh. Cảm biến cũng được thiết kế mà không cần thêm bơm mẫu khí vào buồng đo khi sử dụng lớp gốm xốp để khí trong môi trường tự động khuếch tán vào/ra buồng đo. Cảm biến chế tạo cho độ phân giải tốt có thể đạt 2 ppm, giới hạn phát hiện (LoD) đạt 0,5 ppm và độ lệch chuẩn đạt 10 ppm.
Tài liệu tham khảo
[2]. W.M. Alberts, "Indoor air pollution: NO, NO2, CO, and CO2", The Journal of Allergy and Clinical Immunology, 94 (1994) 289-295.
[3]. Kenichi Azuma, Naoki Kagi, U. Yanagi, Haruki Osawa, "Effects of low-level inhalation exposure to carbon dioxide in indoor environments: A short review on human health and psychomotor performance", Environment International, 121 (2018) 51-56.
[5]. U. Satish, M. J. Mendell, K. Shekhar, T. Hotchi, D. Sullivan, S. Streufert, W. J. Fisk, "Is CO2 an indoor pollutant? Direct effects of low-to-moderate CO2 concentrations on human decision-making performance", Environmental Health Perspectives, 120 (2012) 1671-1677.
[6]. H. Maula, V. Hongisto, V. Naatula, "The effect of low ventilation rate with elevated bioeffuent concentration on work performance, perceived indoor air quality, and health symptoms", Indoor Air 27 (2017) 1141-1153.
[7]. S. Petersen, K.L. Jensen, A.L Pedersen, H.S. Rasmussen, "The effect of increased classroom ventilation rate indicated by reduced CO2 concentration on the performance of schoolwork by children", Indoor Air 26 (2016) 366-379.
[8]. Jane Hodgkinson, Ralph P Tatam, "Optical gas sensing: a review", Measurement Science and Technology, 24 (2013) 012004.
[9]. Robert Lee, Walt Kester, "Complete Gas Sensor Circuit Using Nondispersive Infrared (NDIR)", Analog Dialogue 50-10, (2016)
[10]. Báo cáo đề tài "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các cảm biến để xây dựng hệ thống thiết bị đo nồng độ khí thải và điều khiển quá trình đốt cháy nhiên liệu", mã số KC05.13/16-20, (2021)
[11]. Nguyen Van Hieu, Nguyen Duc Khoang, Do Dang Trung, Le Duc Toan, Nguyen Van Duy, Nguyen Duc Hoa, "Comparative study on CO2 and CO sensing performance of LaOCl-coated ZnO nanowires", J Hazardous Materials 244-245, 209-216 (2013).
[12]. P. Romppainen, V. Lantto, "Design and construction of an experimental setup for semiconductor gas sensor studies", Report S: Department of Electrical Engineering, University of Oulu, Oulu, Filand, 93 (1987)
[13]. https://labincubators.net/blogs/blog/thermal-conductivity-versus-infrared-co2-sensors.
[14]. Igor Cretescu, Doina Lutic, Liliana Rosemarie Manea, "Electrochemical sensors for monitoring of Indoor and outdoor air pollution", http://dxdoiorg/105772/intechopen68512, (2017).