Một phương pháp đánh giá hiệu quả ngụy trang bằng mô phỏng máy tính
192 lượt xemDOI:
https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.90.2023.119-126Từ khóa:
Phông nền; Họa tiết ngụy trang; Hiệu quả ngụy trang; CSI; RMSE; Matlab.Tóm tắt
Những năm gần đây, việc đầu tư nghiên cứu, ứng dụng các họa tiết ngụy trang kiểu mới, có hiệu qủa ngụy trang cao hơn thể hiện vai trò của ngụy trang ngày càng quan trọng, được quan tâm đầu tư nghiên cứu và phát triển. Bài báo trình bày một phương pháp đánh giá hiệu quả ngụy trang bằng mô phỏng máy tính dựa trên ảnh họa tiết, phông nền và sử dụng các chỉ số đánh giá độ tương đồng của hình ảnh như CSI, RMSE,... Trên cơ sở sử dụng 5 mẫu họa tiết ngụy trang và 2 hình ảnh phông nền đặc trưng là rừng núi và đô thị, các kết quả mô phỏng tính toán trên Matlab đã làm rõ sự tương quan giữa hai chỉ số đánh giá CSI và RMSE, đồng thời làm rõ sự khác biệt về hiệu quả ngụy trang của các mẫu họa tiết trên từng phông nền. Với sự đơn giản trong tính toán mô phỏng, độ tin cậy cao, phương pháp này làm cơ sở cho việc đánh giá, lựa chọn họa tiết phù hợp với từng địa hình trong quá trình nghiên cứu ứng dụng, hay hỗ trợ đưa ra lựa chọn tối ưu khi mua sắm các bộ trang phục ngụy trang của nước ngoài để sử dụng tại nước ta.
Tài liệu tham khảo
[1]. J. R. Rao, “Introduction to camouflage and deception,” Defence research & development organisation, Ministry of Defence, New Delhi, (1999).
[2]. Đ. X. Doanh và cộng sự, “Phương pháp đánh giá đa tiêu chí ứng dụng trong lĩnh vực ngụy trang,” Tạp chí Nghiên cứu khoa học và công nghệ quân sự, Số Đặc san Hội thảo Quốc gia FEE 2022, tr. 154-163, (2022).
[3]. A. O. Ramsley, “Camouflage patterns – effects of size and color,” NXB PN, tr. 5-21, (1979).
[4]. T. R. O'Neill, “Dual-tex 2: Field evaluation of dual-tex gradient pattern,” USMA, West Point, N.Y. City, pp. 1-13, (1977).
[5]. M. Friskovec et al., “Design and evaluation of a camouflage pattern for the Slovenian urban environment,” J. of Imaging Science and Technology, Vol. 020507, tr. 1-11, (2010).
[6]. C. Lin et al., “Developing a similarity index for static camouflaged target detection,” The Imaging Science Journal, Vol. 62, no. 6, pp. 337-341, (2013).
[7]. Y. T. Prasetyo et al., “Assessing Indonesian Military Camouflage using Camouflage Similarity Index (CSI) Algorithm,” MSIE 2020, doi: 10.1145/3396743.3396775.
[8]. H C. J. Lin et al., “Optimization of color design for military camouflage in CIELAB color space,” Color Research & Application, vol.44, no. 3, pp. 367–380, (2019).
[9]. Y. T. Prasetyo, “Evaluating Existing China Military Camouflage Designs using Camouflage Similarity Index(CSI),” Proceedings of the 5th International Conference on Industrial and Business Engineering - ICIBE2019, (2019).
[10]. X. Yang et al,. "MF-CFI: A fused evaluation index for camouflage patterns based on human visual perception," Defence Technology, Vol 17, Issue 5, pp. 1602-1608, (2021).
[11]. Tiêu chuẩn cơ sở “Vải chéo CVC in loang K20”, TCQS 554:2020/TCHC.