MÔ HÌNH THUẬT PHÓNG TRONG CỦA HỆ SÚNG PHÓNG LỰU CÓ TÍNH ĐẾN THUỐC PHÓNG CHÁY KHÔNG HOÀN TOÀN TRONG BUỒNG CAO ÁP

180 lượt xem

Các tác giả

Từ khóa:

Thuật phóng trong; Vũ khí khí động; Súng phóng lựu.

Tóm tắt

Mô hình thuật phóng hai buồng cao-thấp áp được sử dụng rộng rãi trong các hệ súng phóng lựu với giả thiết thuốc phóng cháy hoàn toàn trong buồng cao áp. Tuy nhiên, thực tế sẽ có một lượng thuốc phóng cháy không hoàn toàn trong buồng cao áp, bị phụt ra và tiếp tục cháy trong buồng thấp áp nên giả thiết trên sẽ dẫn tới sai số tính toán và phải hiệu chỉnh bằng các hệ số khớp. Do vậy, bài báo này đề xuất mô hình thuật phóng hệ súng phóng lựu trong đó có kể đến hiện tượng dòng hỗn hợp phụt từ buồng cao áp sang buồng thấp áp là dòng hai pha gồm khí thuốc và các hạt thuốc phóng chưa cháy hết, các hạt thuốc này tiếp tục cháy trong buồng thấp áp. Mục đích đưa ra mô hình nhằm hoàn thiện hơn cơ sở lý thuyết và đa dạng hóa cách tiếp cận khi giải bài toán thuật phóng trong của hệ súng phóng lựu. Tính toán và thử nghiệm đối với hệ súng DP-64 và đạn FG-45 cho hệ số không cháy của thuốc phóng trong buồng cao áp là 0,22.

Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Ngọc Du, Đỗ Văn Thọ, "Thuật phóng trong của súng pháo", Đại học Kỹ thuật Quân sự (1976).

[2]. Trần Đăng Điện, Nguyễn Quang Lượng, Trần Văn Doanh, "Bài tập thuật phóng trong", Học viện Kỹ thuật Quân sự (2006).

[3]. Ngô Văn Giao, "Tính chất thuốc phóng và nhiên liệu tên lửa", NXB Quân đội nhân dân (2005).

[4]. Viện Vũ khí, “Hồ sơ đề tài súng và đạn lựu phóng chống người nhái,” (2020).

Tải xuống

Đã Xuất bản

12-04-2021

Cách trích dẫn

Hoàn. “MÔ HÌNH THUẬT PHÓNG TRONG CỦA HỆ SÚNG PHÓNG LỰU CÓ TÍNH ĐẾN THUỐC PHÓNG CHÁY KHÔNG HOÀN TOÀN TRONG BUỒNG CAO ÁP”. Tạp Chí Nghiên cứu Khoa học Và Công nghệ quân sự, số p.h 72, Tháng Tư 2021, tr 119-24, https://en.jmst.info/index.php/jmst/article/view/59.

Số

Chuyên mục

Nghiên cứu khoa học

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả