Nghiên cứu khả năng tạo màng kỵ nước và chống mốc trên bề mặt kính quang học của hợp chất cơ silic
209 lượt xemDOI:
https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.78.2022.101-107Từ khóa:
Polymethylhydrosiloxan; Tetraethoxysilan; Kính quang học; Màng phủ kỵ nước.Tóm tắt
Màng phủ bảo vệ cho kính quang học trên cơ sở hợp chất cơ silic được tổng hợp bằng phương pháp sol-gel từ polymethyl hydrosiloxan (PMHS) và tetraethoxysilane (TEOS) với xúc tác kiềm. Khả năng kỵ nước và chống mốc của màng được đánh giá bằng phương pháp đo góc tiếp xúc giọt nước và nuôi cấy nấm mốc. Sự ảnh hưởng của màng đến tính năng của kính được đánh giá bằng cách xác định độ truyền quang bằng phương pháp quang phổ và hình thái bề mặt của kính sau khi phủ xác định bằng phương pháp AFM. Kết quả thu được cho thấy màng phủ hầu như không làm thay đổi độ truyền quang của kính quang học. Khả năng chịu nước và chống nấm mốc tăng lên đáng kể thể hiện ở góc tiếp xúc giọt nước lớn hơn 116.23° và sợi nấm chỉ phát triển sau thời gian 39 ngày nuôi cấy trong điều kiện thuận lợi.
Tài liệu tham khảo
[1]. Bùi Xuân Đông, Hà Huy Kế, “Nấm mốc và các phương pháp phòng chống”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 1999
[2]. R. Drewello & R. Weissmann, “Microbially influenced corrosion of glass”. Applied Microbiology and Biotechnology volume 47, pages 337–346 (1997).
[3]. V M Thành, L D Anh, N M Tiến, Đ V Long, Đ T Anh, T Khương, P T Anh, T Đ Định, T T T Cúc, “Xác định nguyên nhân gây mờ kính quang học và thành phần của vật liệu chống mờ kính ngắm quang học trong môi trường biển đảo”, Tạp chí Nghiên cứu KH&CN Quân sự, số 27 (2013).
[4]. Bekir Sami. Yilbas, Haider Ali, Mazen M. Khaled, Nasser Al-Aqeeli, Numan Abu-Dheir, Kripa K. Varanasi, “Influence of dust and mud on the optical, chemical, and mechanical properties of a PV protective glass”. Scientific reports, 5:15833, DOI: 10.1038/srep15833 (2015).
[5]. B Bhushan, Y C Jung and K Koch, “Self-cleaning efficiency of artificial superhydrophobic surfaces”, Lang- muir, 25(5) 3240-3248 (2009).
[6]. X Zhang, F Shi, J Niu, Y G Jiang and Z Q Wang, “Superhydrophobic Surfaces: From Structural Control to Functional Application”, Journal of Materials Chemistry, 18(6) 621-633 (2008).
[7]. A Levkin, F Svec and J J M Frechet, “Porous polymer coatings: a versatile approach to superhydrophobic surfaces”, Advanced Functional Materials, 19(12) 1993-1998 (2009).
[8]. Shing-Dar Wang, Shih-Shiang Luo, “Fabrication of transparent superhydrophobic silica-based film on a glass substrate”, Applied Surface Science, 258, 5443-5450 (2012).
[9]. Qi Wang, Xia Hao, Yongmei Wu, Chunrong Xiong, Hong Jiang, “Fluoroalkylsilane grafted porour glass surface for superhydrophobicity and high visible transmittance”. Materials letters 257, 126734, (2019).
[10]. Itoh, Susumu, Shimura, Shoichi, Hatakeyama, Hideyuki, Ukuda, “Hideo - Anti-fogging coating and optical part using the same”, United States Patent 6287683, (2001).
[11]. Huynh H. Nguyen, Shanhong Wan, Kiet A. Tieu, Hongtao Zhu, Sang T. Pham. “Rendering hydrophilic glass-ceramic enamel surfaces hydrophobic by acid etching and surface silanization for heat transfer applications”, Surface & Coatings Technology, 379, 82-96 (2019).
[12]. John A Glass Jr, Edward A, Wovchko, John T Yates, “Reaction of atomic hydrogen with hydrogenated porous silicon-detection of precursor to silane formation”, Surface science, 348(3) 325-334 (1996).