ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT ĐẾN HIỆU QUẢ XỬ LÝ BỤI THAN

127 lượt xem

Các tác giả

  • Nguyễn Văn Huống (Tác giả đại diện) Viện Công nghệ mới, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự

Từ khóa:

Chất hoạt động bề mặt; Bụi than; Kiểm soát bụi.

Tóm tắt

Bụi phát sinh ở các mỏ than là nguyên nhân chính gây nên bệnh phổi  và các vụ nổ bụi trong mỏ khai thác than. Nước được sử dụng để kiểm soát sự phát sinh bụi trong quá trình khai thác do đặc tính kỵ nước của bụi than, chính vì vậy, một chất hoạt động bề mặt được bổ sung để cải thiện khả năng làm ướt cũng như hiệu quả kiểm soát bụi. Do đó, lựa chọn chất hoạt động bề mặt (CHĐBM) là rất quan trọng. Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả của 03 loại chất hoạt động bề mặt: tritonX-100 (non-ion), sodium lauryl sulfate (anion) và cetyl trimetyl amoni bromua (cation) đối với bụi than ở mỏ than Cẩm Phả - Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, khi bổ sung thêm các CHĐBM vào trong dung dịch thì cải thiện được giá trị sức căng bề mặt, mức độ thấm ướt và cải thiện hiệu quả xử lý bụi đối với bụi than và tritonX-100 (non-ion) hiệu quả cải thiện cao nhất.

Tải xuống

Đã Xuất bản

10-04-2020

Cách trích dẫn

Huống. “ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT ĐẾN HIỆU QUẢ XỬ LÝ BỤI THAN”. Tạp Chí Nghiên cứu Khoa học Và Công nghệ quân sự, số p.h 66, Tháng Tư 2020, tr 145-53, https://en.jmst.info/index.php/jmst/article/view/234.

Số

Chuyên mục

Nghiên cứu khoa học

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả